DIỄN ĐÀN CỦA LỚP 10301 ĐH SPKT TP HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Welcome to our forum. We hope you can find something useful. For more information please contact nhuphuzz@yahoo.com
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Forum hiện không còn được cập nhật. Những tài liệu cần thiết nếu các bạn cần có thể gửi mail yêu cầu cho ad, ad sẽ cố gắng giúp cho các bạn trong khả năng có thể. Email: nhuphuzz@yahoo.com

 

 Phân tích điều 111 bộ luật hình sự

Go down 
Tác giảThông điệp
nhuphuzz
Admin
Admin
nhuphuzz


Tổng số bài gửi : 432
Points : 15633
Reputation : 17
Join date : 18/10/2010

Phân tích điều 111 bộ luật hình sự Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích điều 111 bộ luật hình sự   Phân tích điều 111 bộ luật hình sự Icon_minitime24/11/10, 08:02 pm

Sự học là vô hạn. "Học thầy không tày học bạn", ông bà mình vẫn thường nói thế. Trao đổi những gì đã được học trên lớp để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống quả là điều không đơn giản chút nào. Hơn nữa, việc thường xuyên trao đổi kinh nghiệm "học Luật và làm Luật" cũng là tiêu chí của diễn đàn luật học 5C chúng ta. Bởi vậy, khi chứng kiến các bạn sinhviên trẻ (SV chính qui) khoa Luật - Đại học Luật Hà Nội (tại Hà Nội) tranh luận rất sôi nổi về những đề tài "gai góc" liên quan đến Luật Hình Sự, tôi chợt nghĩ tại sao mình lại không "bê" về để các anh chị 5C chúng ta cùng tham khảo nhỉ ? Xin được mạn phép trích đăng lại nội dung các cuộc tranh luận trên mạng của các bạn ấy để chúng ta cùng chia sẻ nhé...

Trích dẫn:
Tội hiếp dâm - Điều 111: BLHS 1999 không thấy quy định chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt.

Nhưng tại trang 415 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập I (NXB CAND 2005) quy định:
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt: Nam giới.

Vẫn biết hành vi hiếp dâm của nữ giới đối với nam giới là không nguy hiểm bằng hành vi hiếp dâm của nam giới đối với nữ giới. Nhưng luật đâu có quy định chủ thể phải là Nam giới (chủ thể đặc biệt) mà sách lại viết như vậy ?

Xin các thầy cô và các bạn giải đáp giùm.

(Ky ten : bongmadenp7)


“Nguoiduatin” wrote :
Em đã ăn bớt lời các thầy rồi nhá. Chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nữ giới với tư cách là người giúp sức. Chỉ có người thực hành mới bắt buộc phải là nam giới. Đó là quan điểm của giáo trình. Luật không quy định.

Chúng ta sẽ đặt ra các trường hợp sau để giải quyết :
1. Nam giới hiếp dâm nam giới
2. Nữ giới hiếp dâm nữ giới
3. Nữ giới hiếp dâm nam giới
4. Và trương hợp truyền thống là : Nam giới hiếp dâm nữ giới

Trước hết, định nghĩa giao cấu là gì nhé :
Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vietbao.com
Hiện nay trong hầu hết các nền tư pháp, sự định nghĩa về tội hiếp dâm đã được bổ sung trong pháp điển là: (1) sự để lọt vào âm hộ, hậu môn hoặc miệng; và (2) "sự để lọt vào âm hộ, hậo môn bởi bất cứ phần nào khác của cơ thể hoặc bởi bất cứ vật gì" (penetration of vagina or anus by any other part of the body or by an object).
Cơ Mật Viện đã cho rằng sự giao cấu là một hành động liên tục và chỉ chấm dứt khi rút [dương vật] ra.


Theo định nghĩa trên đây thì tất cả các trường hợp trên đều thỏa mãn dấu hiệu giao cấu.

Cũng cân lưu ý, nếu coi giao cấu là hành vi đưa dương vật vào bộ phận sinh dục nữ hoặc hậu môn ( cả nam và nữ ), thì nữ giới có thể là người thực hành bằng cách sử dụng cái gọi là " sex toys ". Khi đó, nữ giới có thể đưa bộ phận sinh dục nam giả vào bộ phận sinh dục nữ thật hoặc hậu môn ( cả nam và nữ ).

Với những luận điểm trên đây, chúng ta có thể khẳng định : người thực hành tội hiếp dâm hoàn toàn có thể là nữ giới.

(Ky ten : nguoiduatin)

“Oap” wrote :
Mình có thể khẳng định với bạn bongmadenp7 rằng Nữ giới hoàn toàn có thể phạm tội hiếp dâm với vai trò là người thực hành.
Về lý lẽ thì các bạn tham khảo thêm bài viết của đồng chí Người Đưa Tin
Còn để làm rõ hơn vấn đề này thì chỉ cần làm rõ khái niệm "GIAO CẤU". Tôi đồng ý với quan điểm của đồng chí Người Đưa Tin trích dẫn. Chỉ có với quan điểm đó thì mới có thể xác định rõ ràng hành vi giao cấu giữa các chủ thể trên. Tuy nhiên, hay kể cả với quan điểm truyền thống cho rằng GIAO CẤU chỉ có thể xảy ra khi có sự tương tác đồng thời giữa bộ phận sinh dục của cả 2 bên nam và nữ thì Nữ giới vẫn có thể là người thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của Nam giới. Và vì vậy, chúng ta không nên coi rằng ở tội này, chỉ có Nam giới mới là người phạm tội với vai trò thực hành.
Cũng cần lưu ý thêm với bạn bongmadenp7 rằng Giáo trình Luật Hình sự của ĐH Luật Hà nội đơn thuần là một cuốn sách mang tính khoa học, không có giá trị pháp lý bắt buộc cho nên trong cuốn sách đó, tập thể các tác giả có thể đưa ra quan điểm khoa học của họ. Còn tại điều 111 BLHS 1999 quy định rất mở, và điều đó không ngăn cản việc xác định một người phạm tội với vai trò là người thực hành là nữ giới.

(Ky ten : oap)

“K21” wrote :
Thưa các đồng chí, có lẽ các đồng chí đã hơi chủ quan:

- Thứ nhất: không thể dùng cái định nghĩa mà người đưa tìn đã đưa ra để làm căn cứ đối chiếu với các hành vi thực hiện nhằm làm căn cứ buộc người ta có hành vi giao cấu! Vì hiện nay KHPL của nước CHXHCN VN chưa định nghĩa và hướng dẫn chi tiết về hành vi này.Nó đương nhiên được hiểu (như từ trước đến nay tại VN), đó là: "hành vi với ý thức đưa (+) vật vào (-)... bất kể nông hay sâu, có xuất tinh hay chưa... Việc áp dụng cái pháp điển gì gì đó để điều chỉnh hành vi tương tự tại VN khi chưa có sự công nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền (QH ban hành luật hoặc HĐTP ra hướng dẫn..) là hoàn toàn trái với nguyên tắc có lợi cho bị can/bị cáo!

- Thứ hai, nếu có ai đó cho rằng nữ giới vẫn có thể giao cấu với đàn ông cho dù TRÁI VỚI Ý MUỐN của các quý ông tôi nghiêm túc cho rằng phải xem lại về lĩnh vực sinh học và tình dục học. Về cơ chế sinh học, đàn ông không muốn thì... không lên. Một số các đồng chí sẽ cho rằng: có thể chứ, nếu được đàn bà họ kích thích, nó sẽ... Grow - Grew_ Grown. Thế nhưng các ĐC cứ xem cơ chế của sự "Grow" này là gì. Nhất là mối quan hệ giữa hệ thần kinh trung ương với sự điều khiển cái "ấy". Một khi não anh ra tín hiệu: "Nào cu tí, hãy thức dậy và làm công việc của mình đi..." thì liệu có còn TRÁI Ý MUỐN nữa hay không...

Như vậy, nữ giới không thể là chủ thể thực hành của tội Hiếp dâm. Đả đảo!

Xin thứ lỗi nếu nội dung bài viết vượt quá khía cạnh PL và ảnh hưởng đến các TV nữ. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng cần mổ xẻ để làm sáng tỏ hơn các luận điểm vì vấn đề này hiện vẫn đang là một khoảng trống của hệ thống PL VN ta.

(Ky ten : k21)

“Oap” wrote :
Dưới đây là quan điểm của cá nhân nhé:
Thứ nhất là định nghĩa thế nào là giao cấu đã có trong KHPL của Việt Nam. Nó được quy định trong một thông tư của Tòa tối cao cách đây khoảng 40 năm (thông tin do tổ bộ môn Luật Hình sự cung cấp).
Thứ hai, tại sao tôi khẳng định người đàn bà có thể giao cấu trái ý muốn với người đàn ông là vì những lý do sau đây. (Xin lỗi nếu nó có gì đó "thô thiển")
1. Hành vi cương dương không phải lúc nào cũng được kiểm soát bởi ý chí chủ quan.
2. Có nhiều biện pháp làm cho cương dương mà không nhất thiết người đàn bà phải trực tiếp kích thích. Có thể ví dụ ra ở đây là: sử một số loại thuốc kích dục (Đông, Tây y đều có cả), dùng bơm để bơm căng dương vật (cách này phổ biến ở Mỹ khoảng những năm 1970 - 1980) .
Cũng cần phân biệt trái ý muốn là trái ý muốn ở thời điểm nào. Về vấn đề này có thể tham khảo bài viết của Mrs Dương Tuyết Miên trên tạp chí luật học số tháng 7/2000.

(Ky ten : Oap)

“K21” wrote :
Thư nhất: Tôi khẳng định lịch sử PL hiện đại của VN chưa từng có vụ điều tra, truy tố, xét xử tội Hiếp dâm mà nữ giới là chủ thể thực hành. Chỉ có một vài vụ với vai trò đồng phạm (đã xử gần đây). Bạn nào nói đã có, thậm chí biết đã xử kín... thì nên xem lại tính chính xác trong thông tin mình đưa ra nhé!

Thứ hai: Khái niệm dùng dụng cụ "bơm" cũng không thuộc trường hợp loại trừ vai trò của não bộ trong việc điều khiển thông tin làm "thằng ấy" trở nên "cứng đầu" hơn. Ngoài ra thuốc "KÍCH DỤC" (nghĩa là loại thuốc uống vào là MUỐN) bất kể đông, tây, nam, bắc y cho đến nay y học đã khẳng định là một khái niệm thần thoại mà y học từ thời Hoa Đà đến nay đều muốn, nhưng không thể điều chế được. Nếu bạn nào phủ định vấn đề này, tớ sẽ không tiếp tục phản biện, mà chỉ đề nghị nên nghiên cứu thêm y văn.

Cái còn lại ở đây là một loại thuốc mới xuất hiện trên thị trường khoảng vài năm trở lại. Nó thuộc nhóm điều trị chứng RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG. Điển hình là Viagra, mà cơ chế của nó hoàn toàn khác với khái niệm "THUỐC KÍCH DỤC" (các bạn nên phân biệt rạch ròi các khái niệm y - dược học này). Đây là lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài của tớ nên hiện chưa tiện công bố (xin thông cảm). Chỉ nói đến đây, hy vọng Đ.C OAP có thể hiểu được vấn đề.

(Ky ten : k21)

[st]

_________________________________________________________
* Tham khảo thêm cũng hay đó chứ cho có kinh nghiệm vậy
_________________________________________________________
Về Đầu Trang Go down
 
Phân tích điều 111 bộ luật hình sự
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
» Bộ luật Hình sự sửa đổ
» các bạn nào rành phân tích mạch giúp mình với!
» Bộ luật dân sự
» Pháp luật đại cương. Học như thế nào bây giờ.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN CỦA LỚP 10301 ĐH SPKT TP HCM :: HỌC HÀNH :: Học Kỳ I :: Pháp luật đại cương-
Chuyển đến