DIỄN ĐÀN CỦA LỚP 10301 ĐH SPKT TP HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Welcome to our forum. We hope you can find something useful. For more information please contact nhuphuzz@yahoo.com
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Forum hiện không còn được cập nhật. Những tài liệu cần thiết nếu các bạn cần có thể gửi mail yêu cầu cho ad, ad sẽ cố gắng giúp cho các bạn trong khả năng có thể. Email: nhuphuzz@yahoo.com

 

 CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nhuphuzz
Admin
Admin
nhuphuzz


Tổng số bài gửi : 432
Points : 15630
Reputation : 17
Join date : 18/10/2010

CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM  Empty
Bài gửiTiêu đề: CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM    CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM  Icon_minitime09/12/10, 06:37 pm

CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
1. Khái niệm:
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (gọi là di sản) của người chết (gọi là người để lại di sản) cho người, tổ chức khác (gọi là người thừa kế) theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật.
2. Di sản thừa kế:
Di sản của người chết để lại bao gồm:

Tài sản riêng của người chết
Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
Quyền và nghĩa vụ về tài sản của người chết
3, Thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết.
4. Những người không được hưởng di chúc:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản.
­ Các trường hợp trên vẫn được thừa kế, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
5, Thừa kế theo di chúc:
5.1 Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
- Di chúc bằng văn bản

• Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tư tay viết và ký vào bản di chúc
• Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người làm chứng phải là người không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế.
• Di chúc bằng văn bản có chứng thực của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền
Người muốn lập di chúc cũng có thể đến UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng đề yêu cầu lập di chúc.
- Di chúc miệng
Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng trước ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ.
Sau 3 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
5.2 . Những trường hợp hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
( Điều 669 – BLDS 2005)
6. Thừa kế theo pháp luật
6.1 Những trường hợp TK theo PL
a) Không có di chúc
b) Di chúc không hợp pháp
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản
6.2 Diện và hàng thừa kế
Những người được thừa kế gọi là diện thừa kế.
Diện thừa kế được xếp vào các hàng thừa kế theo thứ tự 1, 2, 3.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
6.3 Thừa kế thế vị:
Trong trường hợp:
- Con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản => cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
- Cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản => chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống


Về Đầu Trang Go down
contraithansex
5 sao
5 sao
contraithansex


Tổng số bài gửi : 496
Points : 15522
Reputation : 24
Join date : 23/10/2010
Age : 36
Đến từ : hcm city

CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM    CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM  Icon_minitime08/08/11, 07:58 pm

KẾ HOẠCH ĐI CHƠI VŨNG TÀU..
[You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
 
CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Pháp luật đại cương. Học như thế nào bây giờ.
» Bài tập chia thừa kế mẫu
» TOPIC CHUYÊN SHARE LINK THEO YÊU CẦU
» Một số tình huống chia thừa kế
» Bộ luật dân sự

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN CỦA LỚP 10301 ĐH SPKT TP HCM :: HỌC HÀNH :: Học Kỳ I :: Pháp luật đại cương-
Chuyển đến